[Kiến Thức] Bạn Hiểu Bao Nhiêu Về “Chạy Bộ”?

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/10/2020
831 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: Quino Al)

Chạy bộ là một trong những phương pháp di chuyển mà con người sở hữu từ lúc mới ra đời, từ hoạt động lượm nhặt săn bắt và những cuộc chạy trốn tránh nguy hiểm của thời kỳ nguyên thủy, theo những tiến bộ trong cuộc sống văn minh ngày nay chạy bộ đã được xem như một thái độ sinh hoạt trong cuộc sống của chúng ta, và nó đã trở thành cái “nghề phụ” của nhiều người sau giờ làm việc. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem sải bước trong chạy bộ khác với đi bộ như thế nào.


  Tiến trình của đôi chân khi thực hiện chạy

Chu trình chạy bộ chủ yếu được chia làm hai chu kỳ: Swing (bật nhảy) và Stance (hãm phanh và chuẩn bị phóng). Để hiểu rõ hơn về hai chu kỳ này, chúng ta có thể tham khảo hình bên dưới.

Hình 1: Chu trình chạy bộ 

Ghi chú: trích dẫn từ Howard, Róisín. (2017). The application of data analysis methods for surface electromyography in shot putting and sprinting. 10.13140/RG.2.2.15907.04640


1. Giai đoạn tiếp đất đầu tiên (initial contact, IC):

Giai đoạn này là khoảnh khắc lúc chân tiếp xúc với mặt đất, trong chu kỳ chạy truyền thống thì IC được miêu tả qua trạng thái tiếp đất bằng gót chân (heel contact/ heel strike), tuy nhiên không phải người nào cũng tiếp đất bằng gót, do đó một số giáo trình sử dụng việc tiếp đất của lòng bàn chân (foot contact) để giải thích chứ không sử dụng những vị trí tiếp đất đặc biệt trên lòng bàn chân (mũi chân, giữa bàn chân và gót chân). Bài viết giải thích chu trình chạy với ví dụ trên hình ở vị trí má ngoài chân phải (khu vực tô màu đen đậm trong hình).


2. Giai đoạn Braking (hãm phanh): 

Braking là quá trình gót chân phải tiếp xúc mặt đất cho đến khi cả lòng bàn chân phải chạm đất (như hình 1). Trên cơ sở lý thuyết của cơ chế sinh học truyền thống, Braking là quá trình được tính từ khi bàn chân bắt đầu tiếp đất đến giữa giai đoạn Stance, và quá trình này thường được giải thích qua hiện tượng absorption (hấp thụ lực tác dụng), có nghĩa là quá trình hãm phanh tiếp đất khi chạy cho đến giai đoạn cả bàn chân chạm đất, và lực tác dụng của mặt đất trong suốt quá trình được hấp thụ bởi hệ thống cơ và xương.


3. Giai đoạn Mid-Stance (Mid-stance phase):

Thường là giai đoạn cả lòng bàn chân áp xuống mặt đất nhận lực tác dụng (loading response).


4. Giai đoạn Propulsion (Đẩy về trước)

Propulsion chủ yếu được tính từ khi gót chân rời khỏi mặt đất (Heel-off) cho đến khi mũi chân trước hoàn toàn rời khỏi mặt đất (Toe-off, TO). Ở giai đoạn này, bàn chân sẽ tung một lực hướng xuống và đẩy về sau khi tiếp xúc mặt đất, cơ thể chúng ta sẽ tự động bị đẩy lên và phóng về trước. Phương hướng di chuyển của trục đứng của cơ thể được gọi là dao động theo chiều thẳng đứng hay còn có nghĩa là mức độ nẩy người (Vertical Displacement, or Vertical Oscillation).

*Chú thích: Pha Terminal-stance (pha cuối của chu trình đứng thẳng) thường là giai đoạn mà các ngón chân nẩy lên và rời khỏi mặt đất.。


5. Stance phase (pha hãm phanh và chuẩn bị phóng)

Nói một cách đơn giản pha này là toàn bộ quá trình từ IC cho đến TO.


6. Recovery (Pha phục hồi): 

Được tính từ khi bàn chân phải nẩy khỏi mặt đất cho đến khi bàn chân trái chạm và rời mặt đất, được xem là toàn bộ quá trình chạm và rời khỏi mặt đất của chân trái. (Như hình 1)


7. Giai đoạn Pre-activation (Tiền kích hoạt):

Là giai đoạn cơ bắp co lại để chuẩn bị trước khi chạm đất, nó kéo dài khoảng 0.005 giây. Cơ bắp giãn ra nhờ vào tính năng đàn hồi của chúng thông qua việc tích lũy lực căng của cơ bắp, đồng thời làm cho cơ bắp có thể ứng phó với lực va đập khi chạm đất của chân.

* Chú thích: Trích dẫn T., Horita & Komi, P & Nicol, Caroline & Kyröläinen, H., 2002)


8. Pha Swing hoặc Flight (Nhún nhảy)

Lấy ví dụ với chân phải, pha này được tính từ khi mũi chân rời khỏi mặt đất (TO) cho đến khi nó quay lại giai đoạn chạm đất đầu tiên (IC), và khoảng cách nó tạo ra còn được gọi là quá trình phi nước đại (từ mục 6 đến mục 7).

 

(Nguồn ảnh:Ben Stern)


  Sự khác biệt giữa đi bộ và chạy bộ

Đi bộ khác chạy bộ ở chỗ là nó không có chu kỳ Swing và Stance, mà nó sẽ xuất hiện tình trạng hai chân hỗ trợ nhau (double-leg support). Trong khi đó, chạy bộ chỉ có sự hỗ trợ của một chân (single-leg support). Thú vị ở chỗ là đi trọng tâm cơ thể (Center of mass, COM) chỉ xuất hiện trong chu kỳ Support (hỗ trợ), ngược lại trọng tâm thấp nhất của cơ thể sẽ xuất hiện trong cùng chu kỳ khi chạy bộ.

Hình 2: Sự khác biệt về trọng tâm cơ thể giữa đi và chạy bộ

*Ghi chú: Trích dẫn từ Jim Reardon (2005). The Physics of Running. Chaos and Complex Systems Seminar


Tài liệu tham khảo: Runners Connect

Nguồn bài viết: Running Biji